Lịch sử Tôn_giáo_tại_Việt_Nam

Việt Nam thời cổ đã có các hình thức thực hành tôn giáo đối với các đối tượng tự nhiên. Các hình trang trí trên trống đồng Đông Sơn đã phản ánh các nghi lễ tôn giáo thời ấy, trong đó mô tả rất nhiều về hình ảnh một loài chim, mà cụ thể là chim Lạc, khiến các sử gia tin rằng, chúng là đối tượng được người Việt cổ tin thờ. Ngoài ra, con rồng cũng được xuất hiện nhiều trong các sản phẩm nghệ thuật, mỹ thuật Việt Nam, phát sinh từ việc thờ kính Lạc Long Quân, một huyền thoại về người được cho là cha đẻ của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, các đối tượng tự nhiên khác như động vật, núi, sông, biển... cũng được người Việt tôn làm thần bảo vệ, chúc phúc cho con người. Tôn giáo tại Việt Nam có mối liên hệ với nền văn minh Trung Hoavăn minh Ấn Độ nhưng người Việt còn kết hợp yếu tố truyền thống đạo đức dân tộc mình vào đó để hình thành tôn giáo mang bản sắc riêng.

Trong thời quân chủ tại Việt Nam, Nho giáo được chính quyền khuyến khích, được xem là nền tảng của chế độ khoa cử, nhiều văn miếu được xây dựng trong cả nước. Tuy nhiên trong các Triều đại như nhà Lý, nhà Trần và các chúa Nguyễn Phật giáo cũng có vai trò quan trọng trong triều đình và được các chính quyền phong kiến khuyến khích. Các tôn giáo có mặt lâu đời tại Việt Nam là Khổng giáo, Lão giáoPhật giáo (gọi chung là tam giáo). Về sau, còn có thêm Ấn Độ giáo, Phật giáo Hòa HảoĐạo Cao Đài trong nước.

Kitô giáo tới Việt Nam từ thời kỳ Nhà Lê sơ qua các nhà truyền giáo thuộc Công giáo Rôma, và phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, không nơi nào lại có nhiều ảnh hưởng Công giáo lớn như miền nam từ thời Chúa Nguyễn, do các chúa Nguyễn thường khoan dung hơn với người Công giáo và trọng dụng họ. Trong khi đó Chúa Trịnh có sự nghi kỵ và thậm chí phân biệt đối xử với người Công giáo. Vì thế, người Công giáo thường di tản vào nam và tạo nên ảnh hưởng rất lớn trong xã hội miền nam về sau. Tuy nhiên, Công giáo bắt đầu bị đàn áp từ Nhà Tây Sơn, khi triều Tây Sơn cáo buộc người Công giáo cộng tác với các Chúa chống lại phong trào. Cuộc đàn áp gia tăng dưới thời Hoàng đế Cảnh Thịnh, và tạm ngưng sau khi Gia Long lập nhà Nguyễn. Bản thân Gia Long nặng ân với người Công giáo bởi lòng trung thành của họ, và ông đã đóng góp trong việc bảo vệ người Công giáo. Tuy nhiên, Minh Mạng quay trở lại với chính sách bảo thủ, đàn áp Công giáo lần nữa và nó tiếp tục cho tới năm 1858 khi Pháp đánh Việt Nam, buộc Tự Đức phải chấm dứt chính sách khủng bố Công giáo. Các nhóm Kháng Cách (được biết đến nhiều với tên gọi là Tin Lành) tới Việt Nam từ năm 1911 bởi những người truyền giáo Hoa Kỳ, nhưng chủ yếu mạnh ở Tây Nguyên.

Hồi giáo đến Việt Nam bởi những người truyền giáo Ả Rập và Malay từ thế kỷ 10 hoặc 11 nhưng mạnh lên vào thế kỷ 15, mạnh mẽ ở cộng đồng người Chăm vốn là dân Ấn Độ giáo. Người Chăm ở Việt Nam bị chính quyền phong kiến của người Việt có thành kiến vì đã ủng hộ nhà Minh trước đây, nên đã bị phân biệt đối xử sau khi Chăm Pa bị sáp nhập. Tuy nhiên cùng thời điểm, người Chăm cũng được các chính quyền Việt Nam sử dụng làm lính chiến trường ở biên giới để đổi lấy quyền được sống trong những khu tự trị ở phía nam. Cùng lúc đó, sự phân chia tôn giáo giữa người Chăm ngày càng trở nên rõ ràng. Những người Chăm thuần Ấn giáo tiếp tục theo đuổi tôn giáo này; trong khi Hồi giáo Chăm Bani lại được tách ra khỏi Hồi giáo Chăm Islam. Chăm Bani có niềm tin Hồi giáo không giống như người theo Islam gốc, khi Chăm Bani tích hợp cả Phật giáo, Ấn Độ giáo và tín ngưỡng Chăm cổ đại, tạo nên một bản sắc riêng của người Chăm Bani.

Sau năm 1954, khi người cộng sản cầm quyền tại miền Bắc, họ xem vấn đề tâm linh như là một đối tượng đấu tranh tư tưởng, thậm chí là đấu tranh bằng ý thức hệ. Họ cố gắng bài trừ mê tín dị đoan đến mức mọi chuyện liên quan đến tâm linh đều bị đả phá. Đền Hùng cũng bị phá vì bị cho rằng đó là mê tín dị đoan[3]. Ở miền Bắc, từ năm 1954 cho đến đầu những năm 1980 hầu như không tồn tại các hoạt động thực hành tín ngưỡng nữa nhưng ở miền Trung và miền Nam thì vẫn duy trì. Trong khi đó, ở miền Nam, Ngô Đình Diệm, một người Công giáo được Hoa Kỳ ủng hộ với niềm tin rằng ông sẽ xây dựng một nước Việt Nam hợp ý, vững mạnh và đa văn hóa, lại làm mất lòng tất cả những kỳ vọng khi tiến hành chính sách khủng bố Phật giáo và gia tăng ảnh hưởng Công giáo. Ngô Đình Diệm xách động xung đột khi những quyền cơ bản của người Phật giáo đã không được tôn trọng bởi chính phủ Công giáo cực đoan của ông. Điều đấy dẫn đến Biến cố Phật giáo năm 1963 lật đổ chính phủ Công giáo và tạo ra hiềm khích giữa những người theo Phật giáo và Công giáo ở miền Nam cho tới năm 1990.

Việc ngắt quãng trong một thời gian dài, từ 1954 đến đầu những năm 80 đã khiến cho hệ thống lễ hội bị phá vỡ. Từ năm 1986 đến nay, chính phủ Cộng sản cầm quyền thừa nhận sai lầm trước đây và gần 8.000 lễ hội đã được phục hồi và hình thành mới, được quan tâm nhiều nhất là lễ hội dân gian. Việc phục hồi lễ hội đang được phản chiếu dưới nhãn quan là văn hóa tinh thần mà quên đi mất phần trình diễn, phô bày nghi thức, biểu hiện của người dân đối với thần linh, một vấn đề mà những nỗ lực phục hồi vẫn đang diễn ra.[4]

Hiện nay, nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trương tự do tín ngưỡng, nhưng có một số nguyên tắc do một vài cá nhân thiếu hiểu biết đưa ra khiến việc thực hành đôi khi lại bị ngăn cản.[4] Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo, nhận xét "dường như những chính sách về tôn giáo nghiêm trọng và sai lầm trước đây mà cả hiện nay nữa đã tạo ra một quá trình sa mạc hóa về tâm linh ở Việt Nam, để giờ đây tâm hồn của người Việt đã biến thành một bãi hoang có thể chấp nhận các loại bụi gai xương rồng và không thể trồng được loại cây có hoa thơm, quả ngọt". Theo ông, đây là bài học về việc đừng nên tạo ra những sa mạc nhận thức như đã từng làm, vì không ai khác, chính các thế hệ người Việt sau này sẽ phải gánh chịu hậu quả.[3] Theo tác giả Trần Đình Hượu, người Việt Nam được cho là ít có tinh thần tôn giáo, các tôn giáo thường được tập trung ở mặt thờ cúng, còn mặt giáo lý, tinh thần lại ít được quan tâm.[5]

Theo quan điểm của cộng đồng người Việt Hải ngoại ở các nước phương Tây như Hoa Kỳ, Bỉ, Hà Lan, Úc, Canada, New Zealand và Anh, họ cáo buộc chính phủ Cộng sản đang tìm cách tận diệt tôn giáo ở Việt Nam và đã liên tục vận động để đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nhân quyền tôn giáo; người Thượng ở Việt Nam cũng quy tội chính phủ Cộng sản khủng bố niềm tin Kháng Cách của họ. Cộng đồng người Việt ở những nước như Nga, Ba Lan, Hungary, Đài Loan, Ukraina, Séc, Thái Lan, Slovakia, Hàn Quốc và Belarus lại có cái nhìn trung lập và cảm thông về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam và lại cho rằng nỗ lực phục hồi tôn giáo ở Việt Nam đã có những bước tiến. Người Việt ở những nước như Đức, Ý, Nhật Bản và Pháp lại chia rẽ về vấn đề tôn giáo tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tôn_giáo_tại_Việt_Nam http://atheism.about.com/library/world/KZ/bl_Vietn... http://www.chuyenphapluan.com/pgxhoi/15vitripg.htm http://www.vietnamtourism.com/v_pages/country/over... http://www.phattuvietnam.net/index.php?nv=News&at=... http://www.asianinfo.org/asianinfo/Vietnam/pro-rel... http://www.thuvienhoasen.org/u-lspgvn1.htm http://www.vnctongiao.org/ http://www.huc.edu.vn/chi-tiet/171/Huu-Ngoc:-Phat-... http://www.giacngo.vn/thoisu/2008/11/07/534252/ http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/1...